Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bé yêu của bạn mới vừa chào đời, cặp mông nhỏ bé đáng yêu bỗng nhiên nổi mẩn đỏ, hoặc bị bao vây bởi những mảng xấu xí sần sùi, bé quấy khóc còn bạn thì lo lắng. Bé bị hăm tã, đừng lo lắng quá! Đây là một phản ứng phổ biến liên quan đến việc mặc tã. Làm cách nào trị hăm tã, cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh?

Trước hết, nên hiểu vì sao mông của bé bị hăm? 
Rất ít trẻ thoát khỏi tình trạng hăm tã. Hơn một nửa số trẻ sơ sinh bị hăm tã một lần trong 20 tháng đầu khi da bé vẫn còn mỏng và không tiết đủ bã nhờn để đảm bảo tác dụng bảo vệ vì vậy mông nhỏ của bé rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài.
Hăm tã là phản ứng có thể xảy ra khi tiếp xúc lâu với tã , đặc biệt nếu tã bị ướt hoặc quá chật. Một đợt tiêu chảy, ăn thức ăn mới hoặc dùng thuốc kháng sinh cũng có thể góp phần làm bé bị hăm tã vì đi tiêu thường xuyên hơn làm tăng nguy cơ bị kích thích. 
Ngoài ra, một số sản phẩm như khăn giấy ướt, giấy vệ sinh hoặc xà phòng cũng có nguy cơ làm  bị hăm tã. Thêm vào đó là sự ma sát và vết hằn tiếp xúc do tã gây ra.
Da bị kích ứng, xuất hiện các mảng đỏ, hoặc thậm chí phát ban từng nốt mụn nhỏ ở mông em bé. Đôi khi vùng da đó trở nên đau hoặc thậm chí nóng rát khi chạm vào và làm em bé trở nên cáu kỉnh và quấy khóc nhiều hơn. 

Điều trị hăm tã cho trẻ sơ sinh
Được điều trị đúng cách, những vết phát ban này sẽ giảm dần sau một vài ngày. Mặt khác, nếu không điều trị cuối cùng có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.
Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần tuân thủ một số quy tắc vệ sinh đơn giản và bôi kem bảo vệ.

Cụ thể làm như thế nào để điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh?
- Thay tã cho bé thường xuyên hơn mỗi khi tã bị bẩn. Như em bé nhà mình, lúc sơ sinh tã thiết kế có vạch đổi màu, cứ có nước tiểu là đổi màu thì mình thay, thay khi bé đi nhẹ đặc biệt bé đi nặng, khi bé hoàn thành "nhiệm vụ" nên thay ngay lập tức;
- Tránh mặc tã quá chặt/chật để da bé có thể thở được;
- Khi thay tã, tránh dùng khăn giấy ướt, xà phòng hoặc phấn rôm, rửa sạch vùng mông nhỏ của bé bằng nước ấm sau đó lau thật khô khô nhẹ nhàng.
- Bôi kem hăm tã bảo vệ và phục hồi. Có rất nhiều loại, nhưng mình nêu ra 3 loại để mọi người tham khảo: Bepanthol, Mustela 123 change, Democream. Kem hăm tã nên bôi khi có dấu hiệu đầu tiên mẩn đỏ. Nên chọn loại kem bảo vệ và giúp da tái tạo. Ưu tiên kem hăm tã không có chất phụ gia, không ương thơm hoặc chất bảo quản và không có oxit kẽm để cho da em bé thở.
Hăm tã

Cuối cùng, khi nào đến gặp bác sĩ nếu em bé bị hăm tã?
Trong trường hợp tình trạng hăm tã kéo dài hơn 5 ngày, vết hăm lan ra bộ phận sinh dục hoặc ra ngoài vùng quấn tã, da bị nứt và chảy dịch hoặc bé sốt thì bạn nên đưa bé đi bác sĩ hoặc bệnh viện.
Chúc các bạn nuôi con khỏe mạnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến