Cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các biện pháp khắc phục tại nhà và ngăn ngừa bé bị cảm lạnh

Thời tiết giao mùa là môi trường "tốt" làm cho bé dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt... Nên phân biệt cảm lạnh và cảm cúm, các biện pháp khắc phục tại nhà cho trẻ bị cảm lạnh. Làm sao để phòng ngừa bé bị cảm lạnh.
Cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các biện pháp khắc phục tại nhà và ngăn ngừa bé bị cảm lạnh

Phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm. Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào và những điều quan trọng cần biết
Cảm lạnh, thường được gọi không chính xác là "cúm", đây đúng hơn là một "bệnh nhiễm trùng giống cúm" và không liên quan gì đến bệnh cúm. Cúm hay cảm cúm do vi rút cúm gây ra. Các loại vi rút gây cảm lạnh thông thường là khác với vi rút gây cảm cúm. Đó là lý do tại sao tiêm phòng cảm cúm vẫn không bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng như cúm là cảm lạnh. Cảm cúm và cảm lạnh có những triệu chứng diễn biến khác nhau. Cảm cúm thường khởi phát đột ngột và nghiêm trọng hơn cảm lạnh. Trẻ bị cảm cúm cảm thấy khỏe mạnh bình thường rồi đột ngột một lúc sau thì nhức đầu dữ dội và đau nhức chân tay, sốt cao chỉ muốn đi ngủ. Cảm lạnh lại khác, thường bắt đầu ngấm ngầm, trẻ ban đầu có vẻ mệt mỏi và kiệt sức, ngay sau đó, nước mũi chảy ra nhiều, kết hợp với hắt hơi liên tục, ngứa cổ họng, khó nuốt và ho, đôi khi còn bị nhức đầu, đau nhức người và sốt.
Khi bé bị cảm lạnh ta phải làm gì? 
Các biện pháp khắc phục tại nhà khi bé bị cảm lạnh.
Cảm lạnh sẽ không khỏi nhanh hơn với các biện pháp điều trị tại nhà nhưng chúng giúp cho bé cảm thấy dễ chịu hơn và cảm lạnh sẽ dần biến mất.
Trước khi bước vào thời kì cảm lạnh thật sự đó là thời kì tạm gọi là ủ bệnh, lúc này bé thường ho và vi rút đã bắt đầu lây lan từ giai đoạn này nếu trẻ tiếp xúc, chơi với nhau...
Cảm lạnh gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch của trẻ. Từ trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi đến trẻ tiểu học, hệ thống miễn dịch non nớt của trẻ phải làm quen với vô số tác nhân gây bệnh và phát triển các cơ chế bảo vệ chống lại những tác nhân này. 
Viện Robert Koch nói rằng có hơn 30 loại vi rút khác nhau có thể gây cảm lạnh. Theo quy luật, những vi rút này dễ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch còn non nớt của trẻ, đó là lý do tại sao trẻ em có thể bị cảm lạnh mười lần mỗi năm. Tất cả các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh đều gây khó chịu, nhưng cuối cùng nó cũng hữu ích vì hệ thống miễn dịch của những đứa trẻ mỗi lần bị nhiễm trùng như thế (cảm lạnh...) học được điều gì đó mới và trở nên mạnh mẽ hơn từ đó.
Vì cảm lạnh do rất nhiều loại vi rút khác nhau gây ra, nên không có thuốc điều trị bệnh cơ bản. Tuy nhiên, có một số phương pháp điều trị tại nhà có thể làm giảm bớt các triệu chứng và bằng cách này ít nhất cũng giúp tăng cường sức khỏe. Cơ bản nói chung cho tất cả các bệnh nhân bị cảm lạnh, ngoài các phương pháp điều trị tại nhà khác nhau, việc nghỉ ngơi và thư giãn là đặc biệt quan trọng để cơ thể có thể chống lại virus, nói riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì chúng cần thêm sự âu yếm, ôm ấp, an ủi của ba mẹ.
• Các biện pháp khắc phục tại nhà khi con bạn bị đau họng.
Cảm lạnh ở trẻ em thường được báo trước bằng chứng đau họng. Đau họng xảy ra khi vi rút cảm lạnh làm viêm màng nhầy trong cổ họng, trên amidan, trên thanh quản hoặc dây thanh âm. Thuốc ngậm cho trẻ em giúp dưỡng ẩm cổ họng và do đó giảm đau. Súc miệng bằng nước muối cũng có thể hữu ích cho trẻ lớn. Bạn có thể súc miệng thường xuyên trước mặt trẻ để dạy trẻ biết cách súc miệng.
• Các biện pháp khắc phục sổ mũi tại nhà
Cảm lạnh dẫn đến sổ mũi do màng nhầy tiết ra nhiều hơn để tống các mầm bệnh ra ngoài. Nếu các vi rút cảm lạnh đã tấn công màng nhầy mũi, nó sẽ chuyển sang màu đỏ và sưng lên. Ngạt mũi đặc biệt khó chịu đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Để làm thông mũi, một số người sử dụng sữa mẹ, nhỏ một giọt vào lỗ mũi bị tắc, sữa mẹ làm ẩm màng nhầy và do có nhiều kháng thể nên có thể giúp phục hồi. Hoặc hút chất nhầy trong mũi bằng máy hút mũi chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, cũng có loại ống hút thủ công bằng miệng. Đối với trẻ lớn hơn, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và có thể dùng ống hít giúp giữ ẩm cho màng nhầy và từ đó thông mũi. Nên cho trẻ uống đủ nước khi bị cảm lạnh. Nước giúp làm ẩm màng nhầy, làm cho chất nhầy lỏng hơn và thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
• Các phương pháp điều trị ho tại nhà
Phản xạ ho là một cơ chế bảo vệ của cơ thể, qua đó các hạt bụi hoặc các dị vật khác trong đường thở hoặc phế quản được tống ra ngoài cùng với dịch tiết. Nếu trẻ bị ho, điều quan trọng là trẻ phải khạc ra chất nhầy. Vì vậy, nó không nên nằm quá phẳng. Nâng cao đầu giường (đối với trẻ sơ sinh chưa thể nằm gối, bạn có thể kê cao đầu giường bằng cuốn từ điển, sao cho mặt phẳng của giường nghiêng) và thông gió trong phòng kín. Nhiệt độ trong phòng không được vượt quá 18 độ C, độ ẩm từ 50 đến 60. Giữ ấm cổ cho bé, dùng các loại trà trị ho và phế quản, viên ngậm, xi-rô ho phù hợp với lứa tuổi.


• Bọc khoai tây chữa ho
Chườm ngực bằng khoai tây có tính ấm dễ chịu, có tác dụng chữa ho. Nấu hai đến ba củ khoai tây với vỏ của chúng cho đến khi mềm, nghiền chúng và một bao vải. THẬN TRỌNG: Có nhiều nguy cơ bị bỏng do khoai tây quá nóng nên lưu ý cảm nhận nhiệt độ đủ ấm mới áp cho trẻ. Nên bao bọc bằng nhiều lớp vải để khoai tây không tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ. Kiểm tra nhiệt độ trước bằng cách đặt lên cổ của chính bạn trước khi đặt nó lên ngực của trẻ, dùng trong vòng 15 đến 30 phút. Hoặc đơn giản hơn có thể mua gói chườm nóng lạnh nhưng vẫn phải thận trọng với nhiệt độ trước khi áp vào cho trẻ
• Các biện pháp khắc phục tại nhà cho cơn sốt
Sốt cho thấy cơ thể đang huy động khả năng phòng thủ của mình để chống lại các tác nhân gây bệnh. Bởi vi rút và vi khuẩn không thể nhân lên ở nhiệt độ cơ thể cao, sốt giúp cơ thể chống chọi lại vi rút. Chỉ khi trẻ đau rõ rệt, cha mẹ mới nên áp dụng các biện pháp hạ sốt cho trẻ. Cho trẻ uống nước nhiều cũng rất quan trọng. Giữ ấm cơ thể đặc biệt từ bắp chân đến bàn chân.


Làm gì để ngăn ngừa cảm lạnh?
Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, với nhiều trái cây và rau quả, và vận động nhiều ngoài trời trong không khí trong lành, đây là điều kiện tiên quyết để không bị cảm lạnh - hoặc ít nhất là không quá thường xuyên. Bảo vệ bản thân và gia đình, đặc biệt là trẻ không bị lây nhiễm vi rút. Vi rút gây cảm lạnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Các biện pháp ngăn ngừa:
- Rửa tay: thường xuyên rửa tay bởi vì tay bạn thường xuyên tiếp xúc với vi trùng và chuyển chúng sang mọi thứ khi được chạm vào.
- Ho một cách hợp vệ sinh: chỉ cho con bạn cách ho trong góc của cùi chỏ cánh tay, hoặc che miệng khi ho bằng giấy - khăn. Ngoài ra, bạn nên chỉ cho trẻ nên giữ khoảng cách với người khác.
- Hãy để con bạn ở nhà: đừng để bé đến nhà trẻ, mẫu giáo hoặc trường học nếu chúng bị cảm nặng. Con bạn cần nghỉ ngơi và nếu đi học còn có khả năng lây nhiễm cho những đứa trẻ khác.
- Thông gió thường xuyên trong phòng ít nhất ba đến bốn lần một ngày, mỗi lần mười phút, vì số lượng vi rút trong không khí có thể tăng lên đáng kể trong phòng kín.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến