Dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc

Hai chiếc răng đầu tiên là sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Kể từ thời điểm này, đi theo nụ cười của bé sẽ là những chiếc răng xinh đẹp, muốn vậy các bậc phụ huynh phải biết chăm sóc bảo vệ răng cho con ngay từ ban đầu.

Trong khi mọc răng là điều dễ nhận thấy ở một số trẻ với tâm trạng đặc biệt tồi tệ và má ửng đỏ thì cũng có những trẻ nhìn sơ qua thì bạn không thấy biểu hiện gì cả. Tuy nhiên, có các dấu hiệu cơ bản như tăng tiết nước bọt hay dân gian gọi là chảy dãi, trẻ thích ngậm bất cứ thứ gì trong tầm tay. 

Răng sữa gồm 20 chiếc răng đầu tiên. Tại sao người ta gọi là răng sữa, đơn giản chỉ vì chúng bắt đầu mọc khi bé chủ yếu bú sữa mẹ. Răng sữa thường "mềm" hơn răng vĩnh viễn. Răng sữa được hình thành trong bụng mẹ cùng với xương hàm vào khoảng tuần thứ 7 sau khi trứng được thụ tinh. 
 
Thời điểm chính xác khi nào răng mọc tùy thuộc từng đứa trẻ. Ở một số bé, 2 chiếc răng hàm dưới mọc khoảng 4 tháng tuổi, tuy nhiên có một số bé mọc chậm hơn rất nhiều. Từ 2 đến 3 tuổi là thời điểm thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. 

Khi nào thì bé mọc răng?
Thời điểm mọc các răng sau 2 răng cửa dưới có thể nói gần như không chênh lệch nhiều nhưng thời điểm mọc 2 chiếc răng đầu tiên tùy thuộc từng bé. 
- Từ 4 tháng đến 8 tháng: 2 chiếc răng hàm dưới đầu tiên sẽ lộ ra, bạn có thể cảm nhận bằng ngón tay khi sờ vào là chúng hơi sắc, sau đó đến 2 răng cửa trên;
- Từ 8 tháng đến 12 tháng: các răng tiếp theo răng cửa trên sẽ mọc tuần tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong;
- Từ 12 tháng đến 16 tháng: các răng hàm mọc lần lượt bên trên rồi đến bên dưới;
- Từ 16 tháng đến 20 tháng: răng nanh mọc tuần tự bên trên rồi bên dưới;
- Từ 20 tháng đến 24 tháng: cuối cùng là các răng hàm mọc bên trên rồi đến bên dưới.
Vậy là bé đã mọc đủ 20 chiếc răng sữa đến khi bé được 2 tuổi.  

Các triệu chứng mọc răng là gì?
Khi trẻ mọc răng, lượng nước bọt tăng lên đột ngột và thường chảy ra rất nhiều, lúc này để giữ vệ sinh cho bé bạn nên đeo yếm cho con, đặc biệt mùa lạnh các bạn chú ý thay yếm khi ướt để con không bị lạnh. Tiếp theo là bé sẽ bị ngứa nướu răng và đây là nguyên nhân các bé đưa bất cứ thứ gì trong tầm tay vào miệng để nhai, mút. 
Một số dấu hiệu khác như:
- Bé xoa tai, day mạnh phần má gần tai;
- Bé thức giấc thường xuyên vào ban đêm;
- Bé bồn chồn và cáu kỉnh;
- Bé không muốn ăn, không muốn uống uống;
- 2 bên má ửng đỏ.
Còn có một số dấu hiệu mọc răng khác đi kèm, tùy theo từng bé, như tiêu chảy, sốt, ho hoặc nôn. Nhưng cũng nên cẩn thận xem xét cùng với các biểu hiện của bé để phân biệt do bé mọc răng hay có nguyên nhân khác.

Giảm khó chịu khi bé mọc răng:
- Điều đầu tiên, ôm ấp, vỗ về con luôn luôn quan trọng nhất;
- Gel hỗ trợ mọc răng CHO TRẺ SƠ SINH: đây là loại thuốc gây tê cục bộ nhẹ được bôi trực tiếp vào nướu và giảm cơn đau trong khoảng một giờ;
- Vòng cao su nhai hỗ trợ cho bé khi mọc răng. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi con ngậm, có thể để trong tủ lạnh cho MÁT trước khi đưa bé, chú ý không để quá lâu trong tủ lạnh. Hoặc một củ cà rốt đã gọt rửa sạch sẽ, nhưng nếu bạn xài cách này thì luôn luôn phải để ý bé có cắn rời miếng cà rốt nào ra hay không, cẩn thận bé bị hóc;
- Thuốc hạ sốt: tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy con bạn bị sốt;
- Một số nơi cho rằng vòng cổ (dây chuyền) đá hổ phách có tác dụng chống lại cơn đau khi mọc răng. Tuy nhiên, hiệu quả như vậy vẫn chưa được chứng minh trong các nghiên cứu. Nếu muốn dùng thử, bạn cần chú ý mua vòng cổ bằng đá hổ phách thật, dây cổ phải thật chắc chắn, và luôn luôn để ý dây đeo có xiết cổ của bé hay không đặc biệt lúc ngủ.
Day ho phach ho tro be moc rang

Chăm sóc răng sữa
Một số phụ huynh cho rằng:
- Răng sữa sẽ rụng đi nên không cần chăm sóc -> sai;
- Bé còn quá nhỏ nên sẽ nuốt kem đánh răng, vậy không cần đánh răng -> sai.
Từ chiếc răng đầu tiên mọc lên bạn phải đánh răng cho bé. Sau đây là câu trả lời vì sao: 
- Răng sữa dễ bị sâu, khi răng sữa bị sâu thì thường di truyền sang răng vĩnh viễn; 
- Răng sữa còn có một chức năng quan trọng là giữ chỗ cho răng vĩnh viễn. Nếu một chiếc răng sữa bị nhổ đi quá sớm trước thời điểm rụng để răng vĩnh viễn mọc, một khoảng trống trong nướu sẽ được tạo ra và sẽ khép lại theo thời gian dài, dễ có nguy cơ ngăn không cho những chiếc răng tiếp theo mọc lên; 
- Trong năm đầu tiên, răng có thể được chăm sóc bằng bàn chải đánh răng trẻ em hoặc khăn lau răng xỏ ngón tay;
- Sử dụng loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ, đây là loại đặc biệt mà trẻ có thể nuốt được. Hoặc có một loại "kẹo" làm sạch răng, đây thực chất là viên nén fluor.

Một ít thông tin hy vọng giúp các bậc phụ huynh hiểu sơ về dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc trẻ cũng như răng sữa.

Nếu bạn có ý kiến đóng góp, liên lạc, vui lòng nhắn tin cho mình hoặc bình luận bên dưới phần comment. Cám ơn các bạn đã đọc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến