Trí tuệ cảm xúc, trí thông minh cảm xúc

I. Trí thông minh cảm xúc là gì?

Peter Salovey và John D.Mayer – định nghĩa như sau:
Khả năng theo dõi cảm giác và cảm xúc của mình cũng như của người khác, phân biệt chúng, và sử dụng thông tin này để dẫn dắt tư duy và hành động của mình
Tri tue cam xuc


II. 5 phần của trí thông minh cảm xúc

1️⃣Khả năng am hiểu bản thân
2️⃣Khả năng kiểm soát bản thân
3️⃣Động lực
4️⃣Cảm thông
5️⃣Kỹ năng xã hội

III. Những lợi ích của trí thông minh cảm xúc

Trí thông minh giúp trang bị bộ kỹ năng quan trọng: 
👉Hiệu suất làm việc nổi bật
👉Năng lực lãnh đạo xuất sắc 
👉Khả năng tạo ra các điều kiện cho hạnh phúc
www.wvui.blogspot.com


IV. Làm sao để có được trí thông minh cảm xúc?

Những người thông minh về mặt cảm xúc tuân theo những quy tắc đơn giản, dưới đây là những quy tắc của trí tuệ cảm xúc, hãy tham khảo, nó sẽ giúp bạn bắt đầu làm cho cảm xúc có lợi cho bạn, thay vì chống lại bạn.

1. Quy tắc 25/5
Theo truyền thuyết cổ xưa, phi công riêng của tỷ phú Warren Buffett đã từng thảo luận về các ưu tiên nghề nghiệp với ông. Buffet đã nói với phi công của mình trước tiên hãy lập danh sách 25 mục tiêu sự nghiệp hàng đầu của mình, sau đó khoanh tròn năm mục tiêu hàng đầu, tiếp tục tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu từ 1 đến 5 và tránh xa các mục tiêu khác.
Ý tưởng đằng sau quy tắc 25/5 là chúng ta thường bị phân tâm bởi những điều thú vị nhưng lại ngăn cản chúng ta đạt được tiến bộ ở những điều quan trọng hơn.
Thành công có nghĩa là học cách nói không🤚, nhưng bạn có thể nói có với những điều quan trọng nhất 🍉

2. Viết ngược
Viết ngược rất đơn giản, tức là bạn phải đảo ngược vai trò của mình với tư cách là người viết (ví dụ viết email, báo cáo, v.v. ) với vai trò của người nhận (khán giả của bạn). Điều này rất hữu ích vì nó ngăn bạn:
👉Viết từ một góc độ quá xúc động;
👉Viết quá nhiều;
👉Viết những thứ không giúp ích gì cho mục đích của bạn và người nhận không quan tâm.
Viết ngược giúp bạn thông minh về mặt cảm xúc bởi vì nó giúp bạn phát triển sự đồng cảm.

3. Câu hỏi vàng
Câu hỏi vàng thực sự là năm câu hỏi trong một. Khi bạn cần phải đưa ra quyết định nhưng bạn cảm thấy cảm xúc của mình chiếm ưu thế, hãy tự hỏi bản thân:
⚜Tôi sẽ cảm thấy thế nào về điều này trong:
✅Một ngày?
✅Một tuần?
✅Một tháng?
✅Một năm?
✅Năm năm?
Câu hỏi này cực kỳ hữu ích bởi vì bằng cách ép buộc bản thân phải "nhìn thấy tương lai", bạn đã hack não của mình và thay đổi cách nó xử lý cảm xúc.

4. Quy tắc 5 phút
Bạn đã bao giờ có một nhiệm vụ to lớn trước mắt và thay vì bắt tay vào thực hiện, bạn lại ngồi xem video YouTube cả buổi sáng?
Có một lý do khiến chúng ta làm điều đó: Bộ não quá choáng ngợp với suy nghĩ phải hoàn thành nhiệm vụ đó, nó khiến bạn phải né tránh nhiệm vụ bằng mọi giá. Trong những trường hợp như thế, bạn có thể sử dụng quy tắc năm phút: Tự thỏa thuận với bản thân sẽ thực hiện nhiệm vụ chỉ trong năm phút.
Điều này hiệu quả bởi vì bộ não bị "lừa" xem nhiệm vụ lớn của bạn như một nhiệm vụ nhỏ. Tất nhiên, sau đó bạn thường làm việc lâu hơn năm phút.

5. Quy tắc bấm giờ
Bạn coi công việc là ưu tiên hàng đầu, làm thế nào để bạn cân bằng ưu tiên công việc với những ưu tiên khác thậm chí còn quan trọng hơn, như gia đình hoặc sức khỏe tinh thần của bạn?
Bạn có thể làm như vậy bằng cách học cách tính thời gian: Đặt thời gian làm việc cho mỗi ngày và khi hết ngày, hãy bấm giờ. Hãy coi nó như một cuộc hẹn quan trọng, một cuộc hẹn mà tôi không thể bỏ lỡ.

6. Quy tắc viết
Bạn đã bao giờ có một yêu cầu cho đồng nghiệp hoặc ai đó, nhưng khi bạn yêu cầu  họ không thể làm theo? Khi bạn cố gắng giải thích, bạn nhận ra rằng bản thân chưa hoàn toàn suy nghĩ thấu đáo ý tưởng này.
Nếu bạn muốn làm rõ suy nghĩ của mình, nhớ điều gì đó quan trọng hoặc muốn truyền đạt điều gì đó rõ ràng, hãy viết nó ra giấy.
Quy tắc viết có nhiều lợi ích: Nó làm sáng tỏ suy nghĩ của bạn, cải thiện trí nhớ và sự hiểu biết, đồng thời giúp bạn giao tiếp tốt hơn.

7. Quy tắc chống lại sự trì hoãn
Đây là phương pháp sử dụng để phá bỏ thói quen bỏ dở mọi thứ suốt đời, không phải vì bạn không muốn bắt tay vào làm mà vì bạn quá bận rộn nên ưu tiên việc khẩn cấp hơn việc quan trọng. Làm theo phương pháp này đã giúp tôi giảm bớt căng thẳng và tăng chất lượng công việc.

8. Quy tắc 3 câu hỏi
Có ba điều bạn phải luôn tự hỏi mình trước khi nói bất cứ điều gì.
👉Điều này có cần phải nói không?
👉Điều này có cần phải được nói  bởi tôi?
👉Tôi có cần phải nói điều này  ngay bây giờ không?
Công cụ tuyệt vời này có vẻ đơn giản nhưng bạn sử dụng nó mỗi ngày.

9. Quy tắc thẩm định lại
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy không hiệu quả, bế tắc hoặc đơn giản là lo sợ về những gì phía trước, bạn phải nhớ quy tắc đánh giá lại:
👉Đừng tập trung vào con đường phía trước. Hãy nhìn lại xem bạn đã đi được bao xa.
Sự thay đổi quan điểm đơn giản này có thể thay đổi sự thất vọng thành hài lòng, lo lắng thành cảm kích.


<Tham khảo từ trang INC, Thái Hà blog>



Nhận xét

Bài đăng phổ biến